Chắc hẳn bắt kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng không còn xa lạ với định nghĩa SPC là gì. Đây là một quy trình quan trọng giúp thu thập, theo dõi và đánh giá dữ liệu của các phép đo chi tiết. Vậy, phương pháp này có gì đặc biệt? Cùng VTECH tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Mục lục
- 1 SPC là gì? SPC là viết tắt của từ gì?
- 2 Lịch sử hình thành của SPC
- 3 Tại sao nên sử dụng kiểm soát quy trình thống kê
- 4 Tác dụng của SPC là gì đối với doanh nghiệp?
- 5 Yêu cầu khi áp dụng SPC tại doanh nghiệp
- 6 Ưu nhược điểm của công cụ SPC
- 7 Cách sử dụng kiểm soát quy trình thống kê (SPC)
- 7.1 Bước 1: Xác định phương pháp đo lường phù hợp
- 7.2 Bước 2: Xác định khoảng thời gian để thu thập và vẽ sơ đồ dữ liệu
- 7.3 Bước 3: Thiết lập đơn vị kiểm soát
- 7.4 Bước 4: Vẽ các điểm dữ liệu và xác định các điểm dữ liệu ngoài tầm kiểm soát
- 7.5 Bước 5: Sửa các điểm dữ liệu ngoài tầm kiểm soát
- 7.6 Bước 6: Tính Cp và Cpk
- 7.7 Bước 7: Theo dõi quá trình
- 8 Quản lý thống kê bằng phần mềm SPC
SPC là gì? SPC là viết tắt của từ gì?
SPC (tên đầy đủ: Statistical Process Control) tạm dịch là kiểm soát quy trình bằng thống kê. Hiểu đơn giản thì đây là việc sử dụng các kỹ thuật thống kê nhằm kiểm soát chất lượng của một quy trình hoặc phương pháp sản xuất. Dữ liệu từ các phép đo chi tiết, sản phẩm được thu thập để đánh giá, giám sát và kiểm soát một quy trình.
Lịch sử hình thành của SPC
Kiểm soát quy trình bằng phương pháp thống kê lần đầu tiên được biết đến trong cuốn sách “Phương pháp thống kế từ quan điểm kiểm soát chất lượng” xuất bản năm 1939 bời William A. Shewart. Phương pháp này nhanh chóng được quân đội Hoa Kỳ sử dụng để đảm bảo chất lượng của bom, đạn và các thiết bị chiến lược quan trọng khác.
Nhờ sự phát triển của công nghệ 4.0 mà các kỹ thuật của SPC vẫn được sử dụng rộng rãi đến ngày nay. Ngoài ra, các biểu đồ kiểm soát cũng được cải thiện đáng kể nhờ vào phân mềm thống kê và hệ thống thu thập dữ liệu chất lượng hơn.
Tại sao nên sử dụng kiểm soát quy trình thống kê
Trong những năm vừa qua, ngành sản xuất tại Việt Nam có nhiều bước tăng trưởng. Theo báo cáo của Bộ Công thương, chín tháng đầu năm 2022, giá trị của ngành công nghiệp đã tăng thêm 9,63% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, chi phí nguyên vật liệu tiếp tục tăng kéo theo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất.
Các công ty chạy đua trong việc kiểm soát quy trình để mang đến hiệu quả sản xuất, giảm thiểu chi phí. SPC là một trong những giải pháp kiểm soát quy trình thống kê tối mà các doanh nghiệp sản xuất hiện đang sử dụng. Từ đó, người quản lý có thể nhanh chóng phát hiện các chi tiết, bộ phận bị lỗi và không gây ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất.
Tác dụng của SPC là gì đối với doanh nghiệp?
Biểu đồ SPC được sử dụng để cải tiến liên tục quy trình bằng một số kỹ thuật. Có một số cách biểu đồ SPC có thể giúp các nhà phân tích kinh doanh, nhưng những cách quan trọng nhất như sau:
- Tìm và khắc phục sự cố ngay khi chúng xảy ra.
- Dự đoán kết quả mong đợi của một quá trình.
- Xác định xem một quá trình có ở trạng thái ổn định hay không.
- Cung cấp thông tin về những lĩnh vực cần ưu tiên để cải thiện quy trình.
Yêu cầu khi áp dụng SPC tại doanh nghiệp
SPC giúp thiết lập một quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ bằng các kỹ thuật thống kê. Do đó, thành phẩm/sản phẩm được kiểm soát và đảm bảo chất lượng tốt hơn. Để đạt được đều này, các doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Các phép đo phải được phân tích hệ thống đo lường (MSA) một cách chính xác.
- Dữ liệu phải được kiểm soát quy trình thống kê (SPC).
- Dựa trên phân tích và quy trình tích hợp (OCAP) để đưa ra quyết định.
- Các điều chỉnh cần được đăng ký để theo dõi và đánh giá độ hiệu quả (PDCA).
Ưu nhược điểm của công cụ SPC
Phần mềm SPC đi kèm với máy đo CMM được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất. Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm sau đây.
Ưu điểm của SPC là gì?
Nhờ khả năng hỗ trợ quá trình đo kích thước/tính năng chi tiết vượt trội, SPC sở hữu những ưu điểm như sau:
- Giảm thiểu biến cố xảy ra trong quá trình vận hành hoạt động sản xuất.
- Tiết kiệm thời gian, công sức thu thập và phân tích số liệu.
- Hỗ trợ nhà quản lý xác định sự cố xảy ra và nguyên nhân.
- Hỗ trợ nâng cao hiệu suất làm việc, vận hành sản xuất của toàn hệ thống
Nhược điểm của SPC là gì?
Bên cạnh đó, SPC cũng tồn tại một số nhược điểm vì không phải lúc nào hệ thống này cũng hoạt động một cách dễ dàng. Một số quá trình đặc biệt khiến doanh nghiệp sản xuất không thể vận hành bằng SPC.
Cách sử dụng kiểm soát quy trình thống kê (SPC)
Biểu đồ SPC yêu cầu cam kết của tổ chức qua các ranh giới chức năng. Dưới đây là quy trình từng bước để xây dựng biểu đồ SPC hiệu quả.
Bước 1: Xác định phương pháp đo lường phù hợp
Đầu tiên, doanh nghiệp cần quyết định loại dữ liệu cần thu thập, bao gồm: biến hoặc thuộc tính. Ưu tiên sử dụng dữ liệu biến đổi vì có chất lượng thông tin cao hơn. Sau đó, doanh nghiệp có thể chọn biểu đồ kiểm soát thích hợp cho dữ liệu của mình.
Bước 2: Xác định khoảng thời gian để thu thập và vẽ sơ đồ dữ liệu
Vì biểu đồ SPC đo lường sự thay đổi của dữ liệu theo thời gian nên doanh nghiệp cần duy trì tần suất, khoảng thời gian thu thập và vẽ biểu đồ dữ liệu. Ví dụ, lập biểu đồ SPC hàng ngày hoặc cách tuần có thể giúp doanh nghiệp biết liệu quy trình của mình có đáng tin cậy hoặc đáp ứng kịp thời các tiêu chuẩn chất lượng hay không?
Bước 3: Thiết lập đơn vị kiểm soát
Bước tiếp theo trong việc tạo biểu đồ SPC là thiết lập các đơn vị kiểm soát. Đây là cách doanh nghiệp có thể tính toán các đơn vị điều khiển thông qua ước tính được độ lệch chuẩn (σ) của dữ liệu mẫu.
- Công thức tính UCL: UCL = trung bình + 3 x σ
- Công thức tính LCL: LCL = trung bình – 3 x σ
Bước 4: Vẽ các điểm dữ liệu và xác định các điểm dữ liệu ngoài tầm kiểm soát
Khi đã thiết lập các giới hạn kiểm soát, bước tiếp theo là vẽ các điểm dữ liệu trên biểu đồ SPC. Sau đó, doanh nghiệp có thể bắt đầu thấy các điểm sai lệch so với tiêu chuẩn trong thiết kế. Một số mẫu này phụ thuộc vào các khu vực nhất định.
Bước 5: Sửa các điểm dữ liệu ngoài tầm kiểm soát
Bất cứ khi nào doanh nghiệp tìm thấy điểm dữ liệu nằm ngoài giới hạn kiểm soát, hãy đánh dấu nó trên biểu đồ và kiểm tra nguyên nhân. Doanh nghiệp có thể sử dụng ma trận hành động – khắc phục để xác định trách nhiệm và đặt ngày mục tiêu để theo dõi các hành động được thực hiện.
Bước 6: Tính Cp và Cpk
Bước tiếp theo là tính toán Cp (khả năng) và Cpk (hiệu suất) để xác định xem quy trình có thể đáp ứng các thông số kỹ thuật hay không.
- Công thức tính Cp: Cp = (USL – LSL)/6σ
- Công thức tính Cpk: Cpk = Min [(X – SLS)/3σ, (USL – X)/3σ]
Trong đó:
- X: Quá trình trung bình.
- LSL: Giới hạn thông số kỹ thuật thấp hơn.
- USL: Giới hạn thông số kỹ thuật trên.
- σ: Độ lệch chuẩn quy trình.
>>> Xem thêm: CPK là gì? Thông tin về chỉ số khả năng xử lý bạn cần quan tâm?
Bước 7: Theo dõi quá trình
Bước cuối cùng là liên tục theo dõi quá trình và tiếp tục cập nhật biểu đồ SPC. Giám sát thường xuyên một quy trình có thể cung cấp các phản hồi chủ động thay vì phản ứng đối phó khi có thể quá muộn và trở nên tốn kém.
Quản lý thống kê bằng phần mềm SPC
Phần mềm phân tích thống kê SPC của Micro-Vu là một trong các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng khi đo lường chi tiết. Nhờ khả năng tự động hóa nên việc vận hành phần mềm này khá dễ dàng. Ngoài ra, phần mềm phân tích thống kê SPC cũng cho phép người dùng xuất báo cáo tùy chỉnh dưới định dạng Excel.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về SPC là gì. Đây là một phương pháp khá quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Để hiểu thêm về phần mềm SPC, doanh nghiệp vui lòng liên hệ với VTECH để được hỗ trợ.
Bài viết liên quan
Tế bào quang điện là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
CPK là gì? So sánh điểm khác nhau giữa CP, CPK và PPK
SPC là gì? Tất tần tật về Kiểm soát Quy trình Thống kê
Máy đo quang học Micro-Vu chính xác, chất lượng | VTECH
Quang học là gì? Tìm hiểu ứng dụng quang học trong đời sống