CPK là gì? So sánh điểm khác nhau giữa CP, CPK và PPK

[Thời gian phát hành: 2022/12/02Số lần đọc: 3848]

Hiểu được CPK là gì sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được tiềm năng của quy trình sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp sản xuất có thể hạn chế được rủi ro, sai phạm kỹ thuật so với thiết kế. Vậy, CPK là gì? Cùng VTECH tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé! 

CPK là gì?

CPK là cụm từ viết tắt của Process Capability Index (tạm dịch: chỉ số khả năng xử lý). Chỉ số này có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Dựa vào CPK, doanh nghiệp có thể cải tiến quy trình sản xuất hoặc điều chỉnh tỷ lệ khả năng xử lý để làm thước đo chính. Qua đó, một giới hạn về đặc điểm kỹ thuật có thể được tạo ra.

CPK là gì?
CPK là gì? Đây là một phần quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất

Trên thực tế, chỉ số khả năng xử lý chỉ có ý nghĩa đối với thông số kỹ thuật của chi tiết, giúp doanh nghiệp biết được vị trí hiện tại trong quá trình sản xuất và giới hạn đặc điểm của kỹ thuật. Giá trị chỉ số khả năng xử lý có thể hiểu như sau:

  • Giá trị CPK nhỏ hơn 1: Giá trị trung bình của quá trình sản xuất bị lệch so với mục tiêu và xuất hiện các khuyết tật.
  • Giá trị CPK lớn hơn 1: Giá trị trung bình của quá trình sản xuất có thể bị lệch so với mục tiêu, nhưng chi tiết vẫn đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật của bản vẽ thiết kế.

>>> Xem thêm: SPC là gì? Tất tần tật về Kiểm soát Quy trình Thống kê?

Công thức tính CPK là gì?

Để có thể tính được giá trị chỉ số khả năng xử lý CPK, bạn cần phải áp dụng công thức sau đây:

CPK = Min [(USL – X)/3σ; (X – LSL)/3σ]

Trong đó:

  • USL: Chỉ giới hạn kỹ thuật ở trên.
  • LSL: Chỉ giới hạn kỹ thuật ở dưới.
  • σ: Độ lệch chuẩn hay độ lệch tiêu chuẩn.
  • X: Giá trị trung bình của tập hợp các giá trị thu thập được.
Một biểu đồ CPK đơn giản
Một biểu đồ CPK đơn giản

Để hiểu rõ hơn về công thức tính CPK là gì, chúng ta hãy đến với ví dụ dưới đây: 

Giới hạn kỹ thuật ở trên là 7, giới hạn kỹ thuật ở dưới là 6,5, độ lệch chuẩn là 0,035 và giá trị trung bình của tập hợp các giá trị là 6,8. Dựa trên công thức tính CPK, chúng ta có kết quả như sau:

  • Z(USL) = (USL – X)/3σ = (7 – 6,8)/0,035 = 1,9
  • Z(LSL) = (X – LSL)/3σ = (6,8 – 6,5)/0,035 = 2,85

Vậy, chỉ số CPK sẽ là 1,9. Điều này có nghĩa là để đạt được CPK tối thiểu 1,9 thì thông số kỹ thuật gần nhất phải cách giá trị trung bình 3 độ lệch chuẩn.  

Hướng dẫn tính CPK trong Excel

Bạn không cần phải dùng hàm tính CPK trong Excel để nhận được giá trị mong muốn. Thay vào đó, chức năng Histogram sẽ giúp bạn có được kết quả trực quan hơn. Cách xem biểu đồ CPK trong Excel như sau:

  • Bước 1: Chọn Office Button → Excel Options. Sau khi cửa sổ Excel Options hiện ra, tiếp tục chọn Add-In → Go → Analysis Toolpak → OK.
  • Bước 2: Nhập các giá trị đại lượng cần thiết để tính CPK vào Excel.\
  • Bước 3: Tiến hành chia vùng phân phối thành các lớp dựa trên công thức 1 + 32log(n) (n là giá trị đại lượng/số mẫu đã khai báo ban đầu).
  • Bước 4: Vào thẻ Data, chọn Data Analysis→ Histogram → OK.
  • Bước 5: Theo dõi kết quả sẽ được quả về và đánh giá.

Ngoài ra, khi sử dụng máy đo quang học Micro-Vu để đo chi tiết thì dữ liệu sẽ được thu thập thông qua phần mềm phân tích thống kê SPC. Kết quả sẽ được xuất ra dưới dạng bảng tính Excel giúp doanh nghiệp dễ dàng đọc và nắm bắt thông tin.

Kết quả trả về trên phần mềm SPC
Kết quả trả về trên phần mềm SPC

Lợi ích của việc áp dụng CPK là gì? 

Chỉ số khả năng xử lý là một thước đo đơn giản và mang đến nhiều lợi ích để doanh nghiệp sản xuất có thể so sánh quy trình của mình với các thông số kỹ thuật, mục tiêu và kỳ vọng đối với chi tiết/sản phẩm. 

  • Để có thể tính được giá trị CPK, doanh nghiệp chỉ cần biết được giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của dữ liệu được thu tập và kết hợp với thông số kỹ thuật muốn kiểm tra.
  • CPK giúp tính được sự dịch chuyển của quy trình so với thông số kỹ thuật trên bản vẽ.
  • Vì CPK là thước đo chung nên doanh nghiệp có thể so sánh hiệu suất của các chức năng khác nhau. Ví dụ, nếu bộ phận sản xuất có CPK nhỏ hơn CPK của bộ phận tài chính thì chứng minh bộ phận tài chính đang đáp ứng mục tiêu tốt hơn.

>>> Tìm hiểu về Reverse engineering là gì? Ứng dụng của kỹ thuật đảo ngược

Phân biệt các chỉ số CPK, CP, PPK

Có nhiều chỉ số để phân tích năng lực quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong đó, CPK, CP và PPKà những chỉ số được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

Phân biệt CP, CPK và PPK
Những chỉ số này khác nhau về độ lệch chuẩn trên biểu đồ

So sánh giữa chỉ số CPK và CP

Hai chỉ số này đều giúp doanh nghiệp đo được các khả năng nhất định, so sánh sự lan truyền của đặc điểm kỹ thuật. Tuy nhiên, Cpk và Cp vẫn có những điểm khác nhau như sau:

CPK CP
Ý nghĩa Là chỉ số khả năng xử lý. Là chỉ số tiềm năng quá trình.
Hình ảnh đầu ra Chất lượng tốt hơn, hình ảnh dễ dàng nhận biết. Chỉ hiển thị các khả năng xử lý quy trình một cách đơn giản.
Cách thực hiện Xem trọng hơn về vấn đề phân phối quá trình thực hiện sản xuất. Không quan tâm đến vị trí của quá trình thông qua giới hạn nhất ddingj hoặc chiều rộng đặc tả của sản phẩm.  
Kết quả trả về Cung cấp định dạng và vị trí trong quá trình sản xuất. Chỉ đưa ra mô tả liên quan đến hình thức sản phẩm.

So sánh giữa chỉ số CPK và PPK

Nhiều doanh nghiệp vẫn thường nhầm lẫn giữa CPK và PPK vì cả hai đều là chỉ số về năng lực tiến trình sản xuất. Do đó, những chỉ số này có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến các kế hoạch và chiến lược của doanh nghiệp. Dưới đây là một số khác biệt để nhận biết chỉ số CPK và PPK:

CPK PPK
Tên đầy đủ Process Capability Index Process Performance Index
Vai trò Giúp doanh nghiệp xác định mức độ hoàn thiện mục tiêu và tính nhất quán so với hiệu suất giá trị trung bình.   Cung cấp các mẫu liệu giúp doanh nghiệp có giá trị xác nhận một vấn đề cụ thể.
Khả năng Chỉ số CPK cho thấy quy trình trong tương lai, giúp dự đoán trước các vấn đề. Chỉ số PPK chỉ cho thấy quy trình thực hiện trong quá khứ.
Thời gian áp dụng Ngắn hạn Dài hạn
Khả năng kiểm soát Dễ  Khó

Qua bài viết này, chắc hẳn rằng bạn đã nắm được CPK là gì. Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, việc áp dụng CPK vào doanh nghiệp sản xuất đã được tích hợp trên các phần mềm. Do đó, việc thu thập dữ liệu, theo dõi và kiểm soát trở nên dễ dàng hơn. Để biết thêm thông tin về chỉ số khả năng xử lý trên các hệ máy đo kích thước tự động, vui lòng liên hệ với VTECH để được hỗ trợ tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo