Máy đo 2D là gì? Cách sử dụng máy đo 2D chuẩn nhất

[Thời gian phát hành: 2022/11/17Số lần đọc: 1287]

Trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất thì thiết bị máy đo 2D đã không còn xa lạ với nhiều người. Đây là một loại máy móc giúp xác định kích thước kích thước của một sản phẩm một cách chi tiết và chính xác cao. Vậy, bạn có biết máy đo kích thước 2D là gì? Có cấu tạo và chức năng ra sao hay chưa? Hãy cùng VTECH giải đáp qua bài viết sau đây!

Máy đo 2D là gì?

Máy đo 2D còn có tên gọi khác là máy đo quang học. Đây là một thiết bị được sử dụng để đo kích thước bằng hình ảnh 2D. Thiết bị hoạt động bằng phương pháp xác định tọa độ qua thước đo quang, kết hợp với camera có độ phân giải cao và phần mềm phân tích 2D để cho ra kết quả kích thước chính xác nhất.

Máy đo 2D là gì
Phần mềm 2D để xác định tọa độ các điểm đo

Cấu tạo của máy đo 2D

Thiết bị đo quang học được kết hợp bởi nhiều công nghệ đo lường. Trên thị trường hiện nay, hầu như các loại máy đo kích thước 2D đều được cấu tạo từ các bộ phận phần cứng và phần mềm. Cụ thể về cấu tạo máy như sau.

Cấu tạo phần cứng (phần linh kiện và vỏ ngoài của máy)

Bạn có thể hình dung những bộ phận cơ bản cần có trong máy đo quang học 2 trục tọa độ qua hình dưới đây.

Cấu tạo phần cứng của máy đo 2D
Cấu tạo phần linh kiện và vỏ ngoài của máy đo quang học 2D

Trong đó:

  • A – Màn chiếu: Là bộ phận dùng để hiển thị hình ảnh thu nhận được.
  • B – Thấu kính: Sử dụng đề hội tụ/phân kỳ chùm ánh sáng dựa trên hiện tượng khúc xạ nhằm ghi lại hình ảnh của vật thể cần đo lường kích thước.
  • C – Bàn máy/bàn di mẫu: Nơi để đặt các vật mẫu cần kiểm tra kích thước.
  • D – Tay cầm dịch chuyển bàn máy: Bộ phận hỗ trợ người dùng di chuyển vật thể để máy đo ghi nhận chính xác kích thước trên hệ trục tọa độ.

Ngoài ra, bên trong máy đo 2D còn được trang bị camera có độ phân giải cao, giúp các hình ảnh từ vật mẫu được phóng đại lên nhiều lần nhằm giúp cho kích thước đo lường được chính xác nhất.

>> Có thể bạn quan tâm: Tế bào quang điện là gì? Ứng dụng QUAN TRỌNG trong đời sống

Cấu tạo phần mềm

Đối với những máy đo quang học hiện đại thì ngoài các bộ phận phần cứng ra, thiết bị còn được tích hợp với ứng dụng/phần mềm liên quan để việc điều khiển và phân tích kết quả trở nên dễ dàng hơn.

Khi sử dụng phần mềm để đo lường quang học, bạn chỉ cần click chuột vào những vị trí cần đo là thông tin sẽ được tính toán và hiển thị ngay lập tức.

Cấu tạo phần mềm máy đo 2D
Ứng dụng FormFit 2D giúp hiển thị kết quả đo lường một cách nhanh chóng, chính xác

Ứng dụng của máy đo quang học với phần mềm 2D

Máy đo 2D thường được sử dụng trong các lĩnh vực sau:

  • Phòng thí nghiệm: Dùng để kiểm tra các vật mẫu cần được thí nghiệm.
  • Công nghiệp sản xuất: Dùng để kiểm tra, phân tích các chi tiết, linh kiện điện tử trong máy như bo mạch điện tử, bánh răng, trục cam,…
  • Công nghiệp quang điện: Dùng để kiểm tra tế bào quang học và màn hình.

Ngoài ra, máy đo 2 trục tọa độ còn được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác như hàng không vũ trụ, nghiên cứu khoa học,…

Ứng dụng của máy đo quang học với phần mềm 2D
Máy đo lường quang học bằng công nghệ phần mềm 2D thương hiệu Micro-Vu

>> Tìm hiểu thêm về Ứng dụng của máy đo 2D trong công nghệ ĐO LƯỜNG QUANG ĐIỆN.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng máy đo 2D trong sản xuất công nghiệp

Về mặt ưu điểm, máy đo kích thước 2D mang đến cho khách hàng những lợi ích mà các dòng máy đo thông thường khác không thực hiện được sau đây:

  • Đo lường các chi tiết nhỏ dễ dàng, tránh tiếp xúc, tháo rời gây ảnh hưởng đến cấu trúc trong máy.
  • Kích thước được hiển thị rõ ràng trên phần mềm, giúp nhiều người có thể quan sát kết quả cùng 1 lúc mà không cần soi mắt vào thị kính.

Tuy nhiên, máy đo 2D cũng có vài khó khăn đối với người sử dụng như:

  • Cần có nguồn điện ổn định để hoạt động được tốt.
  • Cần bố trí không gian đặt máy riêng.
  • Sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến hao phí điện năng và ảnh hưởng tuổi thọ của máy.
Máy đo kích thước 2D
Máy đo kích thước 2D người dùng đo lường chính xác các chi tiết nhỏ

Cách sử dụng máy đo 2D hiệu quả qua phần mềm FormFit

Để thực hiện đo kích thước hiệu quả với phần mềm FormFit, quý khách cần thực hiện theo trình tự các bước theo hướng dẫn sử dụng máy đo 2D như sau:

  • Khởi động máy: Lần lượt bật công tắc nguồn, bật nguồn màn hình, khởi động máy tính, mở phần mềm đo FormFit trong windows để chuẩn bị đo.
  • Đặt phôi đo lên trên bàn đo (bàn di mẫu).
  • Bật nguồn sáng chính và nguồn sáng phụ, đồng thời di chuyển bàn đo theo hướng trục X, Y để tìm vị trí đo của sản phẩm. Sau đó, xoay tay cầm lấy nét trục Z để bề mặt của sản phẩm đi qua hệ thống chụp ảnh quang học hiển thị rõ nét trên màn hình.
  • Dựa theo kích thước cần đo, sử dụng phần mềm đo để thiết lập hệ tọa độ phù hợp. Đồng thời di chuyển bàn đo theo hướng trục X và Y đến điểm đo để đo.
  • Dữ liệu đo được sẽ hiển thị trên giao diện cửa sổ phần mềm đo và được ghi lại.
  • Lặp lại các bước đo như trên để hoàn thành phép đo.

Sau khi sử dụng, hãy nhớ tắt nguồn máy tính, màn hình và tắt nguồn công tắc chính.

Cách sử dụng máy đo 2D hiệu quả qua phần mềm FormFit
Máy đo kích thước 2D Micro Vu sử dụng phần mềm FormFit

>> Xem ngay Máy đo quang học Micro-Vu CHÍNH XÁC – CHẤT LƯỢNG

Nguyên lý hoạt động của máy 2D đo kích thước

Máy đo kích thước 2D hoạt động dựa trên nguyên lý quang học: Nguồn sáng sẽ chiếu vào chi tiết cần đo, làm bóng của chúng hắt lên màn chiếu. Thông qua thấu kính, hình dạng của mẫu sẽ được phóng to ra đến từng chi tiết. Bàn di mẫu của máy đo 2D có thể dịch chuyển theo hai trục X, Y thông qua ray dẫn có gắn thước quang học. Điều này giúp người bạn có thể đo lường một cách chính xác mà không chạm vào mẫu vật gây ra sai lệch.

Máy đo sẽ tính toán được kích thước của vật bằng cách xác định khoảng cách giữa các điểm trên hình chiếu của vật thể dựa vào tỷ lệ phóng hình. Trên cửa sổ phần mềm, kích thước của vật thể sẽ được thể hiện trên lưới hoặc đường tròn đồng tâm. Các máy đo 2D Micro Vu không chỉ có thể chiếu sáng từ bên dưới mà còn có thể chiếu biên dạng đường viền bao quanh chi tiết (chiếu sáng epi).

Tuy nhiên, máy đo kích thước 2D chỉ được sử dụng để đo kích thước 2 chiều trên trục X, Y. Nếu vật thể của bạn có mặt đáy không bằng phẳng hoặc nhiều chi tiết phức tạp thì nên sử dụng máy đo 3D để kết quả được chính xác.

Nguyên lý hoạt động của máy 2D đo kích thước
Người sử dụng có thể dễ dàng quan sát kích thước vật nhỏ thông qua thấu kính

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy đo 2D

Sau một thời gian sử dụng và đặc biệt là trong quá trình di chuyển, máy đo kích thước 2D sẽ không khó tránh khỏi những sai số về đo đạc cũng như là hư hỏng ở một số bộ phận. Dưới đây là một số lỗi thường gặp ở máy đo 2D VMM:

  • Lỗi phần mềm không nhận hay không kết nối được thiết bị làm cho người dùng không thể sử dụng được máy.
  • Lỗi thao tác thực hiện dẫn đến sai số khi đo mẫu.
  • Lỗi camera không nhận do camera bị hỏng hoặc cable kết nối có vấn đề.
  • Lỗi cơ khí. Đây là lỗi do các trục di chuyển bị kẹt hoặc không di chuyển.
  • Lỗi phần mềm không nhận trục tọa độ (phần mềm nhận được camera, bàn máy di chuyển nhưng phần mềm không hiển thị được tọa độ của bàn máy): Do main trục tọa độ có vấn đề hoặc do cắm cable không chắc chắn.
  • Lỗi sai số của máy.
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy đo 2D
Máy sẽ khó tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn sau thời gian dài sử dụng

Mua máy đo 2D ở đâu giá tốt nhất?

Công ty TNHH Vertex Precision Việt Nam là đại lý chuyên cung cấp các máy đo lường quang học của nước ngoài, tính toán. Qua đó, người dùng sẽ được phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin làm cơ sở ra quyết định, nâng cao hiệu quả cá nhân và đoàn thể.

Sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các hãng sản xuất thiết bị đo trên thị trường, Vertex cam kết mang đến sản phẩm chất lượng. Đồng thời, hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ thiết bị đo lường máy đo 2D, 3D với mức giá tốt nhất. 

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ứng dụng đo lường các chi tiết, vật thể cũng trở nên hiện tại, chính xác hơn. Với máy đo 2D tiên tiến, bạn sẽ nhận được kết quả đo lường chính xác một cách nhanh chóng nhất. Hãy liên hệ với VTECH để được tư vấn chi tiết hơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo