Hiệu chỉnh là gì? Phân biệt hiệu chỉnh, kiểm định và hiệu chuẩn

[Thời gian phát hành: 2022/12/02Số lần đọc: 2098]

Các thiết bị, máy móc sản nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong công nghiệp sản xuất. Vì vậy, các máy móc, thiết bị phải trải qua quy trình hiệu chỉnh, hiệu chuẩn và kiểm định khắt khe để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả. Vậy, hiệu chỉnh là gì? Hiệu chỉnh khác với kiểm định và hiệu chuẩn ra sao? Hãy tìm hiểu kỹ hơn qua những thông tin trong bài viết sau.

Hiệu chỉnh là gì?

Hiệu chỉnh tiếng Anh là correction, do đó, hiểu một cách đơn giản thì chính là “làm cho đúng”.

Nói cách khác, hiệu chỉnh là một công đoạn bao gồm việc chỉnh sửa lại những sai sót được phát hiện của máy móc, thiết bị nhằm giúp chúng hoàn thiện hơn, đạt được độ chính xác cao. Hiệu chỉnh thiết bị là gì? Đây còn được hiểu là hoạt động kiểm tra, điều chỉnh sao cho kết quả đầu ra ở sản phẩm được đồng bộ với các tiêu chí đầu vào của nó.

Hiệu chỉnh là gì? - Hiệu chỉnh là việc thực hiện kiểm tra, chỉnh sửa lại các máy móc, thiết bị sao cho đạt chất lượng
Hiệu chỉnh là gì? – Hiệu chỉnh là việc thực hiện kiểm tra, chỉnh sửa lại các máy móc, thiết bị sao cho đạt chất lượng

Mục đích của việc hiệu chỉnh là gì?

Như đã trình bày ở trên, việc hiệu chỉnh chính là kiểm tra và chỉnh sửa lại những sai sót phát hiện được của sản phẩm. Để hiểu cụ thể hơn thì công đoạn hiệu chỉnh bao gồm:

  • Chỉnh sửa các lỗi hiển thị trên máy móc, thiết bị như lỗi chính tả, cú pháp ngôn ngữ,…
  • Chỉnh sửa các lỗi phần mềm như thuật toán, ngôn ngữ lập trình,…
  • Chỉnh sửa những sai sót trong quy trình lắp ráp, vận hành chức năng,…
  • Hiệu chuẩn thiết bị đo giúp xác định được những sai số của máy đo, nhờ đó mà điều chỉnh lại độ chính xác của phép đo sao cho phù hợp.
  • Dự đoán những hư hỏng, sai sót có thể xảy ra trong quy trình sản xuất. Nhờ đó mà nhà sản xuất sẽ có những lưu ý hoặc biện pháp xử lý phù hợp, giúp các sản phẩm máy móc sau này không gặp phải những sai sót đó nữa.

Tóm lại, hiệu chỉnh chính là công việc cần thiết mà nhà sản xuất cần thực hiện để mang lại độ chính xác, chất lượng cao cho sản phẩm. Đặc biệt, đối với những sản phẩm cần độ chính xác cao như máy đo quang học thì càng cần phải được hiểu chỉnh để phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của ngành, quốc gia, quốc tế.

Quá trình hiệu chỉnh sẽ giúp máy móc thực hiện công việc với độ chính xác cao
Quá trình hiệu chỉnh sẽ giúp máy móc thực hiện công việc với độ chính xác cao

Tác dụng của việc hiệu chỉnh là gì?

Vậy, những lợi ích mà công đoạn hiệu chỉnh mang đến cho doanh nghiệp là gì? Tại sao lại cần hiệu chỉnh sản phẩm trước đi đưa ra thị trường? Một số lợi ích tiêu biểu của việc hiệu chỉnh bao gồm:

  • Tăng doanh thu có được từ sản phẩm: Một sản phẩm đã được chứng nhận hiệu chỉnh đạt chuẩn sẽ thực hiện các chức năng tốt hơn và tuổi thọ cũng cao hơn. Vì vậy, tất nhiên chúng sẽ thuộc những phân khúc hàng chất lượng cao và được định giá tốt trên thị trường.
  • Giảm chi phí: Nếu không hiệu chỉnh sản phẩm lỗi kịp thời thì chi phí để thu hồi và xử lý chúng sẽ cao hơn rất nhiều.
  • Tăng độ uy tín cho doanh nghiệp: Việc một sản phẩm lỗi được lưu hành trên thị trường sẽ gây ra rất nhiều tổn thất cho doanh nghiệp về mặt hình ảnh, độ uy tín. Vì vậy, khách hàng ngày nay thường quan tâm và tin dùng những sản phẩm đã được kiểm tra và hiệu chỉnh đạt chuẩn.

>> Xem thêm: Dung sai là gì? Các loại dung sai lắp ghép, cách hạn chế sai số

Phân biệt hiệu chỉnh, kiểm định và hiệu chuẩn

Có rất nhiều người thường nghĩ rằng hiệu chỉnh, hiệu chuẩn và kiểm định là giống nhau bởi 3 thuật ngữ này rất dễ gây nhầm lẫn, nhất là đối với những ai không hiểu về quy trình sản xuất công nghiệp.

Kiểm định là gì?

Trong Luật Chất lượng Sản phẩm hàng hóa Số 05/2007/QH12 có định nghĩa: “Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. 

Theo một cách dễ hiểu hơn thì kiểm định chính là việc đánh giá, xác nhận những đặc tính kỹ thuật đo lường của máy móc sao cho đúng tiêu chuẩn. Kiểm định là giai đoạn bắt buộc của dây chuyền sản xuất. Tất cả những sản phẩm muốn lưu hành hợp pháp trên thị trường đều phải trải qua quá trình kiểm định với những tiêu chuẩn phù hợp.

Trong tiếng Anh, thuật ngữ “kiểm định” chính là accreditation.

Kiểm định là một giai đoạn bắt buộc phải có trong quy trình sản xuất để hàng hóa có thể kinh doanh hợp pháp trên thị trường
Kiểm định là một giai đoạn bắt buộc phải có trong quy trình sản xuất để hàng hóa có thể kinh doanh hợp pháp trên thị trường

Hiệu chuẩn là gì?

Trong Luật Đo lường Số 04/2011/QH13 có định nghĩa như sau: “Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo”.

Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật được dùng làm chuẩn để so sánh với các phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác. Hiệu chuẩn không phải là một quy trình bắt buộc mà còn phụ thuộc vào loại sản phẩm, yêu cầu của lãnh đạo hoặc theo tiêu chuẩn ISO.

Hiệu chuẩn trong tiếng Anh được gọi bằng thuật ngữ calibration.

Hiệu chuẩn là hoạt động giúp thiết lập mối quan hệ giữa các giá trị đo của chuẩn đo lường
Hiệu chuẩn là hoạt động giúp thiết lập mối quan hệ giữa các giá trị đo của chuẩn đo lường

Sự khác nhau giữa hiệu chỉnh, hiệu chuẩn và kiểm định

Bạn có thể dễ dàng phân biệt sự khác nhau giữa 3 thuật ngữ trên qua bảng sau:

Bảng so sáng sự khác nhau giữa Hiệu chỉnh – Hiệu chuẩn – Kiểm định

Hiệu chỉnh Hiệu chuẩn Kiểm định
Không mang tính bắt buộc Không mang tính bắt buộc Mang tính pháp lý bắt buộc
Mục đích chính là tìm ra và khắc phục những sai sót của sản phẩm. Mục đích chính là đánh giá sai số, kiểm tra độ chính xác của thiết bị đo. Mục đích chính là xác nhận sản phẩm đạt chuẩn kiểm định.
Không có giấy chứng nhận hoặc văn bằng cụ thể, chủ yếu là được chứng nhận bởi chính nhà sản xuất. Sản phẩm đạt chuẩn sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn và tem hiệu chuẩn. Sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và tem kiểm định.
Phụ thuộc vào nhà sản xuất. Do đơn vị chứng nhận soạn thảo và thẩm duyệt theo đăng ký tổ chức hiệu chuẩn thuộc Nghị định số 105/2016/NĐ-CP. Do Bộ Khoa học – Công nghệ ban hành.
Việc hiệu chỉnh chỉ thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đưa sản phẩm ra thị trường. Được khuyến nghị nên thực hiện khi có nhu cầu, thường là 12 tháng/lần. Bắt buộc phải thực hiện  kiểm định theo định kỳ 1 – 5 năm/lần.

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu thêm hiệu chỉnh là gì và những thuật ngữ khác trong đo lường và kiểm định máy móc. Nếu có nhu cầu sử dụng máy đo quang học cho các công việc kiểm định về kích thước, hãy liên hệ với VTECH để được hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo